Vitamin C: các loại phái sinh và phương pháp lựa chọn sản phẩm

Hehe, sau những ngày bận rộn tớ đã tìm thấy thời gian (i.e. 2h sáng) để quay về viết các chủ đề kiến thức khoa học đau đầu của tớ. Ngày hôm nay, như đã hứa từ một đời thủa xa xôi nào đấy là Vitamin C nhé!vitamin_c-serum_50ml_

Xuất phát điểm của chủ đề này là: Khi các bạn inbox tớ hỏi về các sản phẩm có Vitamin C mà các bạn đang sử dụng, thông thường là sau khi các bạn thấy mình bị kích ứng hay dị ứng với sản phẩm, bao giờ tớ cũng hỏi “bạn đang dùng sản phẩm gì và Vitamin C trong sản phẩm đó ở nồng độ ra sao và dưới dạng nào? Bạn dùng Vitamin C với mục đích gì (anti aging, chống oxy hóa, làm trắng…)”. Câu trả lời này rất quan trọng cho tớ giúp các bạn (i) tìm hiểu nguyên nhân dị ứng (vì Vitamin C hay thành phần khác hay hormone, hay thời điểm chuyển mùa… (ii) giúp các bạn tìm kiếm sản phẩm phù hợp hơn vừa về thành phần, vừa về nồng độ. Lý do là vì:

– Hiện trên thị trường có rất nhiều hợp chất phái sinh từ Vitamin C các bạn này có mức độ kích ứng khác nhau, tác dụng khác nhau

– Ở các nồng độ khác nhau, khả năng thẩm thấu, hiệu quả của cùng một loại Vitamin C là khác nhau. (vấn đề nồng độ này tớ sẽ không tập trung nhiều ngày hôm nay vì…dài quá)

Ôi đau đầu quá nhỉ? Tại sao tớ cứ phải nói mấy cái chuyện thành phần mệt mỏi này. Ta bắt đầu bằng dạng Vitamin C tự nhiên trong da, tạm gọi là dạng nguyên thủy Ascorbic Acid nhé!

I, Vitamin C và các dạng phái sinh của Vitamin C

Ascorbic Acid có rất nhiều tác dụng (với khá khá các nghiên cứu và thử nghiệm để bảo vệ cho các tác dụng ấy) bao gồm tăng khả năng tổng hợp tạo ra collagen, giảm sắc tố da (công dụng làm trắng), photoprotection (công dụng “chống” nắng)/chống oxy hóa. Rõ ràng vì đây là nguyên liệu tự nhiên và đều đem lại tác dụng khá cao trong các thử nghiệm, số lượng thử nghiệm và nghiên cứu nhiều và tương đối tin cậy, nên bạn này có thể được coi là “chuẩn mực” của các loại Vitamin C.

Tuy nhiên, vấn đề của bạn ý là bạn ý cần pH khá là thấp đề có thể đem lại hiệu quả cao nhất vì thễ dễ gây kích ứng, tính ổn định của bạn ý thấp, dễ bị hỏng vì nhiều yếu tố từ ánh sáng, đến nồng độ, đến formula….Vì thế ngành công nghiệp mỹ phẩm đã đưa ra sử dụng nhiều dạng phái sinh khác của Vitamin C với mong muốn duplicate tác dụng của Ascorbic acid nhưng tăng tính ổn định, tăng thời hạn sử dụng, giảm khả năng kích ứng.

Vậy có những dạng nào khác của Vitamin C? Các dạng này có đem lại hiệu quả như Ascorbic Acid hay không? Bài viết của tớ chỉ tổng hợp những dạng thông dụng nhất, còn nhiều nữa (như Calcium Ascorbate, ethyl ascorbic acid, nhưng (i) còn ít sản phẩm (ii) quá mất thời gian cho tớ đọc các nghiên cứu/tổng hợp thông tin (iii) tớ viết một lúc lại quên mất và nhắc đến những khái niệm như pKa, lại quên chưa giải thích nên bỏ qua, nhận ra là càng ngắn gọn, càng dễ hiểu, càng ít phải giải thích các thuật ngữ khoa học lằng nhằng. Nói chung nếu các bạn vẫn muốn mở rộng cái bảng hơn, tớ sẽ post lên nốt.

Để trả lời hai câu hỏi trên tớ sẽ kẻ bảng so sánh ở dưới, bảng này dựa trên nguyên tắc sau:

  1. Có các nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của các phái sinh Vitamin C này không, nếu có ở mức độ nào?
  2. Các dạng phái sinh này có thẩm thấu vào đến lớp da cần thẩm thấu hay không?
  3. Các dạng phái sinh này có ổn định và ít kích ứng hơn không? (Vì nếu có thì các bạn cứ dùng Ascorbic Acid thôi, cố gắng làm gì)

Trước khi vào bảng tớ xin giải thich các ký hiệu sau:

1, Xếp hạng nghiên cứu: Vì tớ chưa làm bài giải thich các loại nghiên cứu, nên tạm thời tớ xếp hạng và giải thích như ở dưới, các bạn không cần quan tâm đến loại nghiên cứu, chỉ cần tập trung là A là nhiều nhất, nghiên cứu bằng phương pháp đem lại kết quả rõ ràng, gần hoặc trên da người nhất, nguồn nghiên cứu đáng tin cậy nhất, cho đến F là nghiên cứu hoàn toàn mang tính chất quan sát, và ở mức độ thấp nhất.

  • A        Lớn hơn 1 double blind, control clinical trial
  • B       1 Double blind, controlled clinical trial
  • C       1 Controlled, comparative clinical trial
  • D       Observational Animal in vivo
  • E       Observational Animal ex vivo
  • F        Observational Animal in vitro

2, Xếp hạng về hiệu quả, các nghiên cứu trên sẽ có kết luận về mức độ hiệu quả của thành phần, xếp hạng như sau

  • *** Cao
  • ** Trung bình
  • *   Thấp

3,Bảng so sánh

Các bạn chịu khó click vào bảng/hình để full view vì bảng dài quá

Vitamin C

II, Cách chọn sản phẩm

Nếu các bạn muốn tớ sẽ làm bài riêng để giải thích thật kỹ từng thành phần trong bảng về tác dụng đến mức nào. Tuy nhiên làm ở đây thì sẽ quá dài cho một bài viết đã tẻ nhạt, khô khan sẵn. Vì thế tớ đánh giá nhanh thế này về cách lựa chọn sản phẩm Vitamin C

7466503fbb79e98b924fa9fe06e1a736

1, Về mặt thành phần:

Rõ ràng là Ascorbic Acid là thành phần tốt nhất (ngoại trừ việc nếu bạn muốn trị mụn), tuy nhiên pH thấp, khả năng kích ứng của bạn ý tương đối cao. Theo sau đó là hai thành phần có tác dụng tương đối tốt là MAP và SAP, tuy nhiên các nghiên cứu không nhiều bằng. MAP thì sẽ ít kích ứng hơn SAP một chút, và các sản phẩm nhiều khi chỉ cần đến 3% để có tác dụng, vì thế nếu da bạn nhạy cảm, bạn bị dị ứng với Ascorbic Acid ngay cả nồng độ thấp, bạn có thể tìm các sản phẩm MAP.

Ngoài ra bạn bạn có thể xem mục đích sử dụng, ví dụ trị mụn thì dùng bạn nào, làm trắng thì bạn nào tốt hơn. Cái bảng trên có thể được mở rộng trong từng ô một với rất nhiều thông tin. Bạn cần thông tin nào liên hệ với tớ tớ sẽ giải thích cụ tỉ hơn.

2, Về nồng độ, nếu bạn đã chọn được thành phần thì xem trên bảng bạn sẽ thấy nồng độ của sản phẩm theo từng loại (tớ chưa nghiên cứu được đủ hết các loại).

Nhưng tớ lấy ví dụ thế này, nếu các bạn chọn Ascorbic Acid thì tối đa là 20%. Trên 20% không đem lại cho các bạn tác dụng gì hơn và khả năng kích ứng rất cao. Nếu các bạn mới sử dụng, nên bắt đầu với nồng độ nhỏ hơn 10% trước. Theo một vài nghiên cứu tớ đọc được thì thậm chí cũng chỉ cần đến mức 15%, không cần đẩy lên 20% với khả năng kích ứng rất cao mà hiệu quả tăng lên không nhiều thậm chí không có.

3, Về dạng của sản phầm: cream vs. serum

Nếu bạn chọn loại Vitamin C có khả năng bị oxy hóa cao thì nên tìm các loại sản phẩm có càng ít nước (water, aqua) càng tốt (i.e. tìm các sản phẩm mà nước không phải thành phần đầu tiên). Vì thế formula là serum sẽ tốt hơn formula là dạng kem chẳng hạn.

Ngoài ra, để ý xem sản phẩm có kèm các loại stabilizing agents để đảm bảo độ ổn định cho những thành phần như L-AA

4, Để ý pH của sản phẩm:

Trong bảng tớ đang note pH đối với từng loại phái sinh. Sau khi chọn loại Vitamin C bạn nên lưu ý xem sản phẩm đó có pH hợp lý để đem lại hiệu quả không. Cũng có trường hợp time release ở pH cao hơn nhưng rõ ràng sẽ không hiệu quả bằng. Tớ sẽ giải thích tác dụng và việc time release sẽ giảm kích ứng sau vì dài quá.

5, Packaging:

Cái này chắc không phải nói nhỉ? Lọ tối để không ra ánh sáng, pump (như bao Kiehl’s powerful line reducing concentration) thì tốt hơn dạng hũ hay dạng túyp nhựa, và còn tốt hơn dạng có cái dropper dispenser (như kiểu mấy bạn Paula’s Choice, OST, Caudalie). Hoặc các bạn có thể tìm dạng có từng viên một như kiểu dầu cá để dùng mỗi lần.

Nhớ là đợi sau khi dùng Vitamin C mới dùng các loại khác, tránh gây oxy hóa vitamin C (có thể có hoặc ko nhưng không thể cover hết được).

Kiehls-Powerful-Strength-Line-Reducing-Concentrate-header1

III, Một vài sản phẩm theo loại Vitamin C:

Tớ có một cái danh sách sản phẩm Vitamin C rất dài, chắc phải đến cả trăm loại update qua nhiều năm, chia theo loại Vitamin C (nhiều hơn những loại trong bảng trên của tớ), % nồng độ, tác dụng, mức giá, loại formula, có test trên động vật không…Ngoài ra có một list các loại có Vitamin C nhưng chưa thể gọi là Vitamin C serum. Nói chung rất phức tạp và paste vào đây thì nhiều quá. Bạn nào muốn biết thì comment ở đây hoặc facebook tớ sẽ nghĩ cách sắp xêp đánh giá cho hợp lý để đưa ra, còn nếu không thì thôi. Dưới đây chỉ là một vài loại ví dụ:

1, Ascorbic Acid (sắp xếp theo thứ tự giá cả từ thấp đến cao, tuy nhiên đây là theo thông tin tại thời điểm tớ update từng bạn vào trong database/note cá nhân của tớ nhé! Các bạn check lại)IMG_3185

  • OST 20 (20% l-ascorbic acid) (bạn này tớ giveaway lần trước)
  • Cosmeceutical Sciences Institute (CSI) Vitamin C + 12% Youth Serum (12% l-ascorbic acid)
  • Garden of Wisdom Majik C Serum (15% l-ascorbic acid)
  • Cosmetic Skin Solutions (CSS) Vitamin C + E Serum (15% l-ascorbic acid)
  • The Body Shop Vitamin C Skin Boost (ko rõ %)
  • Kiehl’s Powerful Strength Line-Reducing Concentrate  (10.5% l-ascorbic acid)
  • Paula’s Choice RESIST C15 Super Booster (15% l-ascorbic acid)
  • La Roche-Posay Active C (5% l-ascorbic acid)
  • Mario Badescu Vitamin C Serum (ko rõ %)
  • Dr Dennis Gross Hydra-Pure Vitamin C Brightening Serum (18% l-ascorbic acid + sodium ascorbyl phosphate + ascorbyl palmitate)
  • SkinCeuticals Serum 10 AOX+ (10% l-ascorbic acid)
  • SkinCeuticals C E Ferulic (15% l-ascorbic acid + tetrahexyldecyl ascorbate)

2, Magnesium ascorbyl phosphatespd_20120823152512_b

  • Silk Naturals Vitamin C Peptide Serum (3% magnesium ascorbyl phosphate)
  • ASDM Beverly Hills Vitamin C Serum 15% (15% magnesium ascorbyl phosphate)
  • DHC Vitamin C Essence (8% magnesium ascorbyl phosphate)
  • Isomers Vitamin C + E Serum (10% magnesium ascorbyl phosphate)
  • Dermalogica map-15 regenerator (15% magnesium ascorbyl phosphate)

3, sodium ascorbyl phosphatemad-hippie-vitamin-c-serum-review-01

  • Mad Hippie Vitamin C Serum (ko rõ %)
  • Ole Henriksen Truth Serum Collagen Booster ( sodium ascorbyl phosphate + calcium ascorbate, ko rõ %)
  • Murad Active Radiance Serum (sodium ascorbyl phosphate + chitosan ascorbate + tetrahexyldecyl ascorbate, ko rõ %)

4, Ascorbyl Palmitate

  • 100% Pure Açai Berry Antioxidants + Vitamins Anti-aging Serum (bạn này có Ascorbyl Palmitate nhưng chỉ là một trong nhiều thành phần chính, ko rõ %)
  • Dr. Dennis Gross ở trên cũng có
  • DermaQuest C-Lipoic Antioxidant Serum (tương tự Vitamin C chỉ là một trong nhiều thành phần chính) (9% ascorbyl palmitate)
  • Perricone MD Vitamin C Ester 15 (15% ascorbyl palmitate)

5, Ascorbyl Tetra-Isopalmitate hay Tetrahexyldecyl Ascorbate

  • Paula’s Choice Resist Super Antioxidant Concentrate Serum (tương tự Vitamin C chỉ là một trong nhiều thành phần chính) (tetrahexyldecyl ascorbate + magnesium ascorbyl phosphate)
  • Caudalie Polyphenol C15 Anti-Wrinkle Defense Serum (15% tetrahexyldecyl ascorbate)
  • Perricone MD Vitamin C Ester Eye Serum (tetrahexyldecyl ascorbate + ascorbyl palmitate, Ko rõ %)

IV, Nguồn của bài này chiếm cả trang A4 nên nếu bạn nào muốn tìm hiểu về thành phần nào thì tớ sẽ cung cấp nhé! Thêm nữa nhiều nguồn nằm trong các database phải có membership mới vào được nên các bạn hỏi tớ sẽ lấy hộ nhé.

 

 

34 Comments

    1. Cái này hơi khó nói vì (i) phụ thuộc formula, đã có tình không nhắc vấn đề này ở trên vì sẽ phải mention là với mỗi thành phần cộng thêm chất gì vào thì sẽ tăng khả năng absorb. (ii) Không có nghiên cứu compare tất cả các loại này across the board. Chỉ có thông tin đơn lẻ, ví dụ SAP thì stability không bằng MAP nhưng absorbtion hơn. Tuy nhiên nếu mà để cho tớ guess thì bạn tetrahexyldecyl ascorbate chắc sẽ tốt nhất trên lý thuyết vì bạn ý oil soluble. Tuy nhiên again, tuỳ formula.

      Liked by 1 person

  1. Nàng ơi, cái Caudalie chứa 15% tetrahexyldecyl ascorbate thật sao nàng? Mình tìm trong website của Caudalie không thấy ghi cụ thể, đọc thành phần thì thấy tetrahexyldecyl ascorbate đứng sau cả glycerin, như vậy glycerin phải > 15% (serum sẽ cực kỳ dính)

    Like

    1. Hehe cái này chắc phải ghi thêm là “if manufacterers are to believe” vì thực ra cái list này mang tính tổng hợp thôi. Tớ có một cái list dài tầm hơn 100 loại để thử dần dần nhưng cũng chưa xem kỹ hết thành phần + thử hết. Tuy nhiên công nhận thành phần glycerin chi thg từ 2-7% thôi.

      Like

      1. Tớ thấy Revision Skincare có Vitamin C Lotion chứa 15% & 30% tetrahexyldecyl ascorbate í. Tớ cũng đang ham hố tetrahexyldecyl ascorbate lắm nhưng mà làm biếng layer quá 😦

        Like

    2. Hi nàng, tớ á, đang dùng tùm lum hết, hiện tại là niaciamide, MAP, tretinoin, azelaic acid, glycolic acid, dưỡng, chống nắng nữa, … Tớ lười bôi 2 lớp trở lên lắm 🙂
      Nàng xài tetrahexyldecyl ascorbate thấy có hiệu quả không vậy, tớ mới chuyển từ LAA qua MAP 1 tháng nay, không biết THDA như thế nào nữa. Sao tớ thấy ít nghiên cứu về THDA ghê.
      À, mà tớ thích blog nàng lắm (tớ mới biết gần đây), rất nhiều kiến thức hay

      Liked by 1 person

      1. Trời, nàng dùng chừng đấy thứ thì phải hơn 2 lớp rồi chứ. Tớ cũng không dùng đến 10 bước như các bạn Korea đâu, nhưng thình thoảng có thành phần muốn test, lại tặc lưỡi kiểu add-on thôi mà. 😀
        Mà tớ thấy các bạn thường thích review sản phẩm thôi, blog tớ viết kiến thức nhiều quá, làm nhiều bạn nản.
        Tớ cũng thích blog nàng, từ hôm nàng comment mới biết 😛

        Like

      2. Tetrahexyldecyl ascorbate tớ dùng được tầm 3 tháng thì thấy có chút it brightening effect các thứ khác thì chưa thấy gì. Mà đúng là bạn ý mới hơn mà, cái bảng của tớ xếp bạn ý vào vị trí 4 cũng là theo số lượng nghiên cứu tìm được. Nàng dùng MAP thấy thế nào?

        Like

      3. Đúng là hơn 2 lớp nàng ạ 😀
        Nàng cứ viết những gì mình thích í, tớ thấy có rất nhiều kiến thức, thông tin bổ ích. Cơ mà tớ cũng thích đọc review, hay ghé qua nhà nàng hưu cao cổ đọc, nhờ vậy mới biết đến blog nàng 🙂

        Lúc trước tớ có xài MAP của philosophy microdelivery dual phase peel rất thích, mềm mịn, sáng, nhưng không biết là do MAP hay do lactic acid, hay cũng có thể do mới rửa mặt nên nó sáng hơn không biết chừng =)) Giờ tớ xài đồ nhà làm, cũng chưa thấy gì cả. Tớ tính xài 1 thời gian nữa coi thế nào, từ từ sẽ thử THDA.

        Like

      4. Uh, đúng là bên này dễ mua đồ DIY hơn. Mà phải siêng mần nữa. Tớ mua 1 đống mà vất cũng 1 đống rồi đấy. Thật xấu hổ :”>

        Like

  2. C ơi cho e hỏi cosmetic skin solitions mua ở trang nào ạ? E vào trang chủ của nó mà k vào được :((( K biết có chỗ nào bán sẵn không :3

    Like

  3. Chị ơi da mặt e nhìu dầu lỗ chân lông to, bây giời được người ta giới thiệu Pure Vitamin C 21.5 advanced serum mà đang phân vân về thành phần cũng như công dụng của nó. Chị có thể tư vấn cho e được không ạ

    Like

    1. Ascorbic Acid hoặc các loại làm theo kiểu Vitamin C tươi thì chị để tủ lạnh, ngăn khô. Còn nếu kiểu Vitamin C như Caudalie C15 là SAP và có thành phần bảo quản kha khá thì chị để chỗ tối (trong ngăn kéo + phong đóng cửa để khỏi bị nóng thôi).

      Like

  4. Chào bạn, mình rất mong bạn có thể giúp mình giải đáp thắc mắc này. Mình đang dùng Resist C15 Super Booster của Paula’s Choice. Theo như mình được biết thì em C15 vừa là Acid (Vit C) lại vừa là serum nên sẽ phải sử dụng trước Retin-A. Mình dùng C15 trước Retin-A khoảng 20 phút, nhưng vì C15 là serum nên sẽ bị bay hơi nhanh. Bạn có thể tư vấn giúp mình nên bôi đè cái gì lên C15 để tránh sự bay hơi này ko? Cảm ơn bạn 😀

    Like

    1. Mình chưa hiểu vấn đề của bạn lắm. Tránh sự bốc hơi là sao. Việc này liên quan gì đến Retin A. Bạn serum được formulate để lỏng, thấm nhanh, đâu có liên quan gì đến bạn Retin-A sau đấy nhỉ?

      Liked by 1 person

      1. ah là vì theo như em biết thì Resist C15 cũng là một loại acid nên từ bước acid đến bước Retin- A phải cách nhau khoảng 20 phút. C15 còn là serum nữa mà serum lại nhanh bay hơi nên e sợ trong khoảng 20 phút chờ đó, nếu không bôi đè cái gì lên serum C15 thì da sẽ k nhận đc hết tác dụng của C15 chị ạ

        Liked by 1 person

  5. Bạn ơi gần đây bạn có thêm thông tin gì của cái EAC không? Mình thấy mỹ phẩm Skinna có cái serum dùng EAC nghe cũng muốn thử quá. Mình dùng gần 2 lọ OST 21.5 rồi mà thấy không có thay đổi gì với nó dình quá. Cũng muốn ủng hộ mp Việt nữa. Thanks bạn nha.
    http://theskinna.com/blog/view/id/80

    Like

  6. Em chào chị,

    Em 21, đang học ở Nhật, cũng đang ngâm cứu muốn dùng 1 sp vitamin C nào đó tốt tốt tí, mà thấy top ranking toàn hàng Mỹ, đã đắt xắt ra miếng lại còn khó mua nên quay sang search hàng Nhật, thì em thấy có lọ này:
    Obagi Vitamin C serum plus v.e (http://www.obagi.co.jp/c/)

    Có 3 sản phẩm với concentration khác nhau: 5%, 10%, 20% ascorbic acid. Giá em thấy cũng có mềm hơn 1 số serum tương đương của Mỹ, chị xem ở gần cuối trang web trên (khổ nỗi nó k có trang tiếng anh nên chị google dịch giùm em vậy ^^).

    Obagi thì có lẽ cũng khá quen thuộc rồi, nhưng gần đây họ cho ra dòng mới “plus v.e” này (có thêm vitamin E trong thành phần), và chỉ available nội địa Nhật. Em k rành về đọc thành phần các thứ, nhưng qua nhặt nhạnh trên blog của các chị thì có vẻ như 1 sản phẩm ascorbic acid mà có cả tocopherol thì sẽ stable và hiệu quả hơn?

    Chị xem giùm em với thành phần như dưới đây thì đây có thể là 1 sp an toàn, có tác dụng và đáng thử k ạ. Khi nào dùng hết lọ Haba White Lady em sẽ mua dùng thử 😀

    Ingredient list của lọ C10: http://www.obagi.co.jp/seib/ob_seib/?kw=134502
    Tạm dịch: Ethoxydiglycol, DPG, PG, Water, Ascorbic acid (pure vitamin C), Tocopherol (δ-tocopherol), artichoke leaf extract, Centella asiatica (rau má) extract, Laminaria ochroleuca (brown seaweed) extract, Salicornia europaea (glasswort) extract, Betaine, Grapefruit extract, BG, Perfume.

    Ingredient list của lọ C20: http://www.obagi.co.jp/seib/ob_seib/?kw=134519
    Tạm dịch: Ethoxydiglycol, Water, Ascorbic acid (pure vitamin C), Tocopherol (δ-tocopherol), Artichoke leaf extract, Centella asiatica (rau má) extract, Laminaria ochroleuca (brown seaweed) extract, Salicornia europaea (glasswort) extract, Diglycerin, PEG / PPG-300/55 copolymer.

    Like

Leave a comment